Một bức ảnh khá thú vị chụp hai chú ngựa vằn ở một góc gần như đối xứng nhau, và một chú nhựa thì hướng mặt về phía camera, nhưng câu hỏi đó là chú ngựa bên trái hay bên phải?
Sau khi được đăng tải, bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, với rất nhiều ý kiến phân tích "chuyên sâu" được đưa ra.
Cho đến nay, các luồng tranh cãi vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và bên nào cũng đưa ra các lập luận rất thuyết phục.
Bức ảnh thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, cùng nhiều ý kiến thuyết phục được đưa ra.
Được biết, bức ảnh gây tranh cãi này do Sarosh Lodhi, một nhiếp ảnh gia động vật hoang dã đến từ Nagpur, Ấn Độ thực hiện trong chuyến du lịch đến Kenya (một quốc gia ở Đông Phi) vào năm ngoái.
Tại đây, Lodhi đã đến khu bảo tồn quốc gia Maasai Mara, một trong những khu vực bảo tồn và hoang dã nổi tiếng và quan trọng nhất ở châu Phi với quần thể lớn các loài linh dương đầu bò, linh dương sừng móc, linh dương Thomson, và ngựa vằn. Không chỉ vậy, khu bảo tồn này còn có các loài thú săn quý hiếm như sư tử, báo, voi, trâu rừng, tê giác,...
Trở lại với bức ảnh hai chú ngựa vằn nêu trên, dựa theo xác nhận của nhiếp ảnh gia Sarosh Lodhi, chú ngựa vằn đứng ở bên trái mới chính là chú ngựa đang nhìn vào máy ảnh. Do đó, nếu bạn nhận định như trên thì xin chúc mừng, bạn đã đúng.
(Theo Dân Trí)
Bạn có thể tìm thấy con mèo ẩn trong bức ảnh đang được chia sẻ rầm rộ trên Twitter này hay không?
" alt=""/>Bức ảnh hai chú ngựa vằn khiến cộng đồng mạng tranh cãiTS Hoàng Gia Du, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình và phẫu thuật cột sống, bệnh viện Bạch Mai cho biết, các bệnh lý cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, chấn thương, u đốt sống, dị tật… ngày càng phổ biến.
Nhiều trường hợp bị đau đến không thể đi lại được, phải bò hoặc nằm bất động tại chỗ nhưng vẫn không dám can thiệp phẫu thuật vào cột sống vì sợ bị liệt.
![]() |
Các đinh vít được định vị chính xác gần như tuyệt đối nhờ công nghệ mới |
Theo BS Du, trong phẫu thuật cột sốt, chỉ sai số 1mm đã có thể khiến chiếc ốc vít đi vào mạch máu và dây thần kinh, gây tai biến cho bệnh nhân. Trong đó nhẹ nhất là mất máu, nặng nhất là gây liệt.
Theo đó các bác sĩ khi tái tạo lại cấu trúc sinh lý cột sống bằng các vật liệu thay thế như nẹp, vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo sẽ phải đảm bảo tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và các cấu trúc xương, dây chằng xung quanh không bị tổn thương.
Với công nghệ cũ C-arm, chỉ cho phép nhìn cột sống trên mặt phẳng một chiều nên bác sĩ phải tự tưởng tượng ra các chi tiết giải phẫu, bao gồm cả đường đi, kích thước của ốc vít với độ chính xác chỉ đạt 72-92%. Do đó bệnh nhân dễ gặp tai biến.
Mới đây, thế giới áp dụng kĩ thuật mới cho hình ảnh không gian 3 chiều O-arm kết hợp với hệ thống định vị giúp xác định vị trí giải phẫu gần 100%.
Tại Việt Nam, BV Bạch Mai là cơ sở y tế đầu tiên cả nước triển khai kĩ thuật này với chi phí đầu tư lên tới 30 tỉ đồng. Đến nay BV đã phẫu thuật được cho 3 bệnh nhân.
Trong đó trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thùy L. (18 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) bị cong vẹo cột sống bẩm sinh, khó khăn cho đi lại, 2 trường hợp còn lại trên 50 tuổi bị vẹo và trượt đốt sống thắt lưng. Sau phẫu thuật 2 ngày, bệnh nhân đã có thể đi lại bình thường.
T.Hạnh
" alt=""/>Kỹ thuật mới, mổ cột sống không còn sợ bị liệtBà mẹ đến từ Fort Wayne, Indiana, được cho là một trong số ít người trên thế giới mắc bệnh này.
Cô từng có cuộc sống bình thường hạnh phúc cho đến tuổi niên thiếu khi hàng trăm u bướu bắt đầu nổi trên da.